Nhận bài mới qua e-mail

PP giải toán xác suất trong sinh học - Hồ Trung Huệ - Quảng Ngãi

Phương pháp giải toán xác suất trong sinh học, thầy Hồ Trung Huệ - Quảng Ngãi
1/ Định nghĩa xác suất:
 Xác suất (P) để một sự kiện xảy ra là số lần xuất hiện sự kiện đó (a) trên tổng số lần thử (n): P = a/n Thí dụ: P Thân cao x thân thấp  F1 100% thân cao  F2 787 thân cao : 277 thân thấp Xác suất xuất hiện cây thân cao là: 787/(787 + 277) = 0,74 
2/ Các qui tắc tính xác suất 
 2.1. Qui tắc cộng xác suất 
Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hai sự kiện xung khắc), nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc cộng sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện: 
P (A hoặc B) = P (A) + P (B) 
Thí dụ: Đậu Hà Lan hạt vàng chỉ có thể có một trong hai kiểu gen AA (tỉ lệ 1/4) hoặc Aa (tỉ lệ 2/4). Do đó xác suất (tỉ lệ) của kiểu hình hạt vàng (kiểu gen AA hoặc Aa) sẽ là 1/4 + 2/4 = 3/4. 
 2.2. Qui tắc nhân xác suất 
Khi hai sự kiện độc lập nhau, nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này không phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc nhân sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện: 
 P (A và B) = P (A) x P (B) 
Thí dụ: Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Không có gen trên nhiễm sắc thể Y. Bố, mẹ X^ A X ^a x X ^A Y, xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu? => Xác suất sinh con trai là 1/2 và xác suất con trai bị bệnh là1/2. Do đó: P ( trai bị bệnh) = 1/2.1/2 = 1/4

Liên hệ khiếu nại bản quyền: quangvanhai@gmail.com

2 Responses to "PP giải toán xác suất trong sinh học - Hồ Trung Huệ - Quảng Ngãi"

...

Bạn bè